Sáng ngày 30 tháng 10 năm 2023, trong tiết sinh hoạt dưới cờ tuần 9, Thầy giáo Bùi Xuân Long – GVCN 11A1 – thành viên ban hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp – đã báo cáo chuyên đề “Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ của học sinh”.
Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người học tập, làm việc. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt đông học tập, làm việc có hiệu quả. Mặt khác nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai lầm. Vì vậy quản lí và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động học tập và làm việc hiệu quả.
Thực tế cho thấy, những người hiểu được cảm xúc của mình, nắm bắt được và làm chủ được chúng, đoán được những cảm xúc của người khác và biết hòa hợp với họ một cách hữu hiệu là những người có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc. Ngược lại, những người không kiểm soát được đời sống cảm xúc của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống của họ.
Cảm xúc gắn bó chặt chẽ với suy nghĩ và hành vi của con người. Cảm xúc chính là nguồn gốc dẫn tới hành động. Cảm xúc được các nhà tâm lí chia ra làm 3 loại:
- Cảm xúc dương tính (tích cực).
- Cảm xúc trung tính (bình thường).
- Cảm xúc âm tính (tiêu cực).
– Khi chúng ta biết cách quản lí cảm xúc của bản thân sẽ hạn chế những cảm xúc tiêu cực, thúc đẩy những cảm xúc tích cực để tạo năng lượng cho quá trình học tập và làm việc;
– Cá nhân có cái nhìn lạc quan và khách quan hơn, dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống
– Tránh làm tổn thương người khác. Tạo được các mối quan hệ hài hòa, biết sẻ chia và cảm thông với nhau nhiều hơn.
Theo các nha khoa học, cảm xúc có 5 loại với những biểu hiện sau đây,chúng ta cùng nghe để nhận diện nó
Cảm xúc tức giận: Nóng mặt, nóng người , đỏ mặt, căng cứng cơ nhất là cơ tay, đỏ mắt, tóc dựng, giọng đanh và cao
Cảm xúc buồn bã: Mắt rũ xuống, khóe môi cũng rũ xuống, vận động chậm chạp, nói năng chậm chạp, sắc thái trên khuôn mặt xám và ủ rũ…
Cảm xúc vui, hạnh phúc: Mắt long lanh, cơ mặt giãn ra, nét mặt rạng rỡ, má ửng hồng, cảm giác lâng lâng, nói cười nhiều…
Cảm xúc sợ hãi: Mắt mở to hoặc nhắm tịt lại, tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, người run lên hoặc cứng lại, nói ấp úng, toát mồ hôi…
Cảm xúc lo lắng, căng thẳng: Khó thở (cảm thấy nghẹt thở), tim đập nhanh, mắt nhìn hướng xa xăm , ít để ý xung quanh, bồn chồn không yên, tay có thể mân mê một vật gì đó…
Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là một trong những việc cực kì quan trọng và rất khó. Chính vì lẽ đó, học sinh trường THPT cần cố gắng và kiên nhẫn luyện tập từng bước; các em phải nhớ 4 bước quản lí cảm xúc hiệu quả. Và điều quan trọng nhất để quản lí tốt cảm xúc của mình là các em phải luyện tập thường xuyên để giúp chúng ta có một thói quen suy nghĩ tích cực và biết quản lí được cảm xúc của bản thân.
–Phạm Quang Chung–