SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT LÊ THỊ PHA Số: 132/QyĐ-THPTLTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bảo Lộc, ngày 24 tháng 08 năm 2019 |
QUY ĐỊNH
Về việc thực hiện sổ ghi đầu bài, học bạ
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;
Xét tình hình thực tế, để thống nhất quản lý hồ sơ nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc ghi chép hồ sơ, sổ sách.
Trường THPT Lê Thị Pha quy định và hướng dẫn giáo viên, học sinh ghi chép, bảo quản sổ ghi đầu bài như sau:
- SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN SỔ GHI ĐẦU BÀI
- Quy định chung:
1.1. Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát việc thực hiện kế hoạch giáo dục và những công việc cụ thể của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trên lớp, đồng thời nắm được tình hình của lớp trong từng thời gian nhất định.
1.2. Sổ ghi đầu bài được in theo mẫu của Bộ GD&ĐT; có đủ chữ ký trực tiếp (không sử dụng chữ ký có sẵn) của giáo viên chủ nhiệm, chữ ký của Hiệu trưởng (hoặc Phó hiệu trưởng).
1.3. GVCN, GVBM chỉ sử dụng bút bi mực màu xanh, màu đen để ghi và ký vào sổ ghi đầu bài những phần thuộc về mình; không dùng bút xóa hoặc tẩy xoá sổ ghi đầu bài, giữ gìn sổ sạch đẹp. Tất cả các thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tốt sổ ghi đầu bài.
1.4. GVCN lớp phân công cán bộ lớp (LPHT) quản lí, giữ sổ ghi đầu bài. Nộp sổ đầu bài về phòng văn thư vào ngày thứ 7 (khi có thông báo) sau khi sinh hoạt lớp được 20 phút và khi nhà trường có lịch nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ các kỳ thi học kỳ, thi thử đại học từ 2 ngày trở lên để tránh mất mát.
1.5. GVCN viết đúng, đủ, kiểm tra các mục trong sổ đầu bài theo tuần những phần thuộc về mình ký chốt cuối trang thứ nhất trước khi nộp về phòng văn thư.
1.6. GVCN và cán bộ lớp giữ sổ đầu bài, kiểm tra và có những kiến nghị, đề xuất cần thiết (nếu có) cho văn thư nhà trường.
- Trách nhiệm trong sử dụng sổ ghi đầu bài:
2.1. Cán bộ lớp được phân công giữ sổ đầu bài ghi:
– Thứ tự của tuần học (phía trên cùng) VD: tuần 1, 2; 3….
– Cột 1: Ghi rõ ngày, tháng.
– Cột 3: Ghi rõ tên môn học (VD: Toán, Lí, Hoá, …) lần lượt từ tiết thứ nhất đến tiết cuối cùng của một buổi học.
2.2. Giáo viên bộ môn ghi:
– Cột 4: Ghi rõ tiết theo PPCT (để kiểm tra tiến độ thực hiện CT).
– Cột 5: Ghi rõ tên HS nghỉ tiết, HS vắng (để GVCN biết).
– Cột 6: Ghi tên bài dạy, nội dung công việc của tiết đó đúng theo PPCT.
– Cột 7: Ghi nhận xét chính trong tiết học về (kết quả học tập, sự chuyên cần, ý thức kỷ luật hoặc những yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau)
– Cột 8: Giáo viên thực hiện xếp loại tiết học theo quy định thi đua của nhà trường (buổi sáng: cho điểm thành phần và điểm tổng – buổi chiều: chỉ cho điểm tổng).
– Cột 9: Sau khi nhận xét và xếp loại tiết học, giáo viên ký tên vào cột này.
*Lưu ý :
– Giáo viên bộ môn kí tên, trường hợp dạy thay ghi thêm: “dạy thay”
– Nếu nghỉ: Ghi rõ lý do (VD: GV đi công tác; giáo viên ốm, GV nghỉ việc riêng…)
– Ghi kiến nghị của GVBM (Ghi ngắn gọn các nội dung biện pháp nhằm chấn chỉnh thúc đẩy nền nếp, học tập của lớp được cải thiện tốt hơn).
– GVBM không được ghi trước nội dung bài dạy (tránh trường hợp khi nghỉ đột xuất để giáo viên dạy thay ghi nội dung bài dạy khác).
2.3. Giáo viên chủ nhiệm ghi:
– GVCN phải hướng dẫn HS giữ sổ đầu bài, ghi đúng, đủ những nội dung; thường xuyên kiểm tra và có những kiến nghị cần thiết với Ban giám hiệu về sử dụng sổ của GVBM.
– Nắm tình hình học thêm, tăng tiết của lớp thông qua việc kiểm tra sổ đầu bài.
– Ghi nhận xét tổng hợp của GVCN, ghi chốt số tiết dạy thay, dạy bù, số tiết nghỉ, ghi rõ họ tên và ký chốt ở cuối trang thứ nhất.
– Thống nhất phê, ký (không xếp loại tiết học) các tiết: Chào cờ, hoạt động NGLL, Hướng nghiệp, Sinh hoạt lớp ghi cụ thể như sau:
+ Tiết chào cờ: Ghi “tổng kết thi đua tuần… ”, “triển khai kế hoạch tuần… ”,…
+ Hoạt động NGLL, Hướng nghiệp: Ghi cụ thể tên chủ đề tháng là gì.
+ Tiết sinh hoạt: Ghi cụ thể nội dung chính.
- THỰC HIỆN GHI HỌC BẠ
- Học bạ học sinh là hồ sơ pháp lý của nhà trường do Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng)trực tiếp quản lý. GVCN không được mang học bạ học sinh về nhà khi chưa có sự đồng ý của văn thư nhà trường. Học bạ chỉ trả lại cho học sinh khi thôi học, chuyển trường, tốt nghiệp ra trường. Nếu trường hợp cần mượn học bạ thì phải có đơn xin mượn học bạ ghi rõ nội dung mượn và trả trong ngày.
- Học bạ được in theo mẫu của Bộ GDĐT; có dấu xác nhận của Sở GD&ĐT; có đủ chữ ký trực tiếp (không sử dụng chữ ký có sẵn)của giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng); có đủ dấu nhà trường đóng giáp lai giữa hai trang liên tiếp (kể cả các trang bìa) và xác nhận chữ ký của Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng); có bản sao giấy khai sinh hợp lệ, các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có);có ảnh kiểu chứng minh thư nhân dân (cỡ 3×4) và được đóng dấu giáp lai của trường trong vòng một tháng sau khi vào học lớp 10.
- Chỉ ghi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh vào học bạ sau khi đã có kết quả tương ứng trên phiếu xếp loại hai mặt HL và HK đã được BGH nhà trường phê duyệt, kết quả ghi ở học bạ phải hoàn toàn trùng khớp với kết quả ghi ở phiếu xếp loại hai mặt HL và HK.
- GVCN, GVBM chỉ sử dụng bút bi mực màu xanh để ghi và ký vào học bạ, riêng nội dung sai dùng bút bi mực màu đỏgạch ngang chỗ sai và viết bằng mực đỏ lên phía trên bên phải.
- Sử dụng chữ viết thường để ghi học bạ; riêng họ, đệm và tên học sinh được ghi bằng chữ in hoa có dấu.
Quy ước viết tắt: Giáo viên bộ môn (GVBM), giáo viên chủ nhiệm: (GVCN).
– Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Tốt (T), Khá (K), Trung bình (Tb), Yếu (Y)
– Kết quả xếp loại học lực: Giỏi (G), Khá (Kh), Trung bình (Tb), Yếu (Y); riêng loại Kém không được ghi tắt phải ghi rõ là: Kém.
- Sử dụng chữ số Ả – Rập để ghi học bạ, đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng một, tháng hai phải ghi thêm chữ số 0 ở bên trái; đối với những số chỉ năm phải có đủ 4 chữ số của mỗi năm. Ví dụ: ngày 01 tháng 9 năm 2018.
Đối với số thập phân dùng dấu phẩy (,) ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân; đối với điểm hệ số 2, điểm trung bình môn, trung bình học kì, trung bình cả năm là số nguyên phải có thêm dấu phẩy và chữ số 0 sau dấu phẩy. Ví dụ: 8,0; 10,0.
- Địa danh (trước ngày, tháng, năm Hiệu trưởng ký): Ghi theo địa danh thành phố nơi đặt địa điểm của trường. Ví dụ: Bảo Lộc, ngày 15 tháng 9 năm 2019.
- Sửa chữa khi ghi sai điểm hoặc ghi sai các nội dung khác: Người ghi sai điểm hoặc ghi sai các nội dung khác dùng bút mực màu đỏ gạch 1 nét ngang nội dung cần sửa chữa, ghi các nội dung sửa chữa bên phải phía trên nội dung vừa gạch ngang.
- Đối với phần ghi số chỗ sửa chữa của cả trang và tên môn học, hoạt động giáo dục có sửa chữa (nếu không có sửa chữa thì ghi chữ “Không”, không ghi số 0)sau đó ký xác nhận và ghi đầy đủ họ, đệm, tên vào các nơi theo quy định.
- Ô ghi xác nhận lên lớp, thi lại, ở lại lớp ghi cụ thể như sau:
– Ở chỗ Được lên lớp thẳng: Ghi “Được lên lớp 11, 12”. Riêng đối với học sinh lớp 12 thì ghi “Đủ điều kiện thi THPT quốc gia”. Học sinh thi lại, rèn luyện hè, ở lại không ghi.
– Ở chỗ Được lên lớp sau KT lại môn học hoặc rèn luyện thêm về HK: Ghi “lên lớp 11, 12” đối với học sinh đủ điều kiện xét lên lớp sau khi thi lại hoặc rèn luyện thêm về hạnh kiểm.
– Ở chỗ Không được lên lớp: Ghi “11” hoặc “12” đối với học sinh không đủ điều kiện lên lớp hoặc sau khi thi lại hoặc rèn luyện thêm về hạnh kiểm không đủ điều kiện lên lớp.
- Tổng số buổi nghỉ học cả năm: nêu tổng số buổi nghỉ học nhỏ hơn 10 phải ghi thêm chữ số 0 ở bên trái; nếu không nghỉ buổi nào thì ghi chữ “không”, không ghi số 0.
- Có chứng chỉ Nghề phổ thông: ghi tên Nghề phổ thông và kết quả xếp loại theo giấy chứng nhận, nếu không có thì để trống. Chứng chỉ nghề ghi năm lớp 11.
- Được giải thưởng trong các kỳ thi từ cấp huyện trở lên: Ghi các giải thưởng được nhận trong năm học do cơ quan cấp huyện trở lên tổ chức, nếu không có thì để trống.
- Khen thưởng đặc biệt khác: Ghi hình thức được khen thưởng đặc biệt trong năm học theo quyết định khen thưởng, nếu không có thì để trống.
- Phần nhận xét của giáo viên chủ nhiệm: Ghi nhận xét theo 05 nhiệm vụ của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học, nêu bật những ưu điểm và những nội dung cần cố gắng.
- GVCN tiếp tục hoàn thành học bạ của những học sinh phải thi lại hoặc phải rèn luyện thêm trong hè khi có kết quả thi lại hoặc rèn luyện theo thông báo của nhà trường.
- Học bạ phải được giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ, không làm mất, làm hỏng, tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; được bảo quản lưu giữ cùng với các giấy tờ khác.
- GVCN nhận bàn giao học bạ với văn thư, hoàn thành việc ghi các mục trong các trang của học bạ nhà trường trước khi GVBM vào điểm.
- Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) tổ chức kiểm tra đôn đốc việc quản lý, bảo quản và ghi, hoàn thiện học bạ; khen thưởng đối với tập thể cá nhân thực hiện tốt và xử lý kỷ luật đối vơi tập thể cá nhân vi phạm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải thực hiện đúng quy định trên. BGH nhà trường sẽ kiểm tra hàng tuần để nhắc nhở, đôn đốc giáo viên thực hiện tốt quy định này. Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn, vướng mắc thì phản ánh với BGH nhà trường để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
Nơi nhận: | KT. HIỆU TRƯỞNG |
– Các TTCM; – GV, NV; – Lưu VT; – Website của trường. |
PHÓ HIỆU TRƯỞNG (Đã ký)
|
Đinh Chí Vinh |